Gia sư là một nghề mà hiện nay được các bạn sinh viên và giáo viên mới ra trường lựa chọn. Một phần là kiếm thêm thu nhập trang trải trong cuộc sống đối với các bạn sinh viên, một phần là giúp nâng cao, cải thiện kỹ năng sư phạm của các bạn giáo viên mới ra trường. Gia sư được xem là một công việc không mấy quá vất vả, lương lại cao hơn nhưng công việc như phát tờ rơi, phục vụ…
Đối với nghề gia sư, với những ai lần đầu làm gia sư thì việc tìm hiểu những lưu ý, những kinh nghiệm từ những người đi trước là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra các kinh nghiệm từ những người đi trước, các bạn có thể tham khảo. Tìm kiếm cho mình những kỹ năng cần thiết khi đi dạy, đặc biệt là các bạn sinh viên, các bạn nên chú ý để tránh những trường hợp không đáng tiết xảy ra.
Nghề gia sư là gì?
Nghề gia sư là một nghề nghiệp giống giáo viên (nhưng sinh viên, người đi làm, có trình độ, có kiến thức thì vẫn làm được). Họ là người cung cấp kiến thức, giảng dạy cho các em học sinh, các bạn học viên.
Nghề gia sư được ví như nghề “làm dâu trăm họ”, đây là công việc không tốn nhiều thời gian mà thu nhập lại ổn định. Với một buổi dạy từ 90 phút đến 120 phút là có 100.000 – 200.000 đồng, tùy vào bằng cấp, nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm.
Gia sư cần biết những gì?
Trước khi bạn chuẩn bị đi làm gia sư, thì bạn cần biết nghề gia sư cần gì, đòi hỏi những gì. Muốn làm tốt nghề gia sư, trước tiên bạn phải có trình độ và bạn phải biết trình độ của mình có thể dạy được những lớp nào, dạy được những ai.
Tiếp đó, bạn phải tự học hỏi cách dạy học, cách giảng dạy như thế nào. Hoặc bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Có nghiệp vụ sư phạm thì việc giảng dạy của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn nên tìm hiểu và cần biết khi bạn nhận dạy qua sự mai mối của các trung tâm gia sư thì phải chuẩn bị khoản phí cho lớp mình đã nhận. Bạn hãy tìm hiểu đâu là những trung tâm uy tín và chất lượng để mình hợp tác, để tránh những rủi ro như bị lừa đảo, không giao lớp…
Bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị cho mình những nghiệp vụ, những gì cần mang đến khi đi dạy, khi trao đổi với giáo viên. Tâm lý luôn luôn sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trong quá trình cộng tác.
Kinh nghiệm khi gia sư đến nhà học viên buổi đầu tiên
Có rất nhiều bạn hỏi là phải cần chuẩn bị như thế nào khi gặp phụ huynh học sinh hay học viên, để tạo được ấn tượng tốt. Bản thân tôi cũng từng là gia sư, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình đến cho các bạn đã và đang làm nghề gia sư. Đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi, các bạn có thể tham khảo thêm.
Buổi đầu tiên quan trong nhất là thời gian: khi bạn hẹn với phụ huynh học sinh hay là học viên, hãy chú ý đến thời gian. Cố gắng đi sớm 10- 15 phút, tránh trường hợp đi trễ. Việc bạn tuân thủ thời gian, đến sớm thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng phụ huynh và học viên.
Tiếp theo đó là tác phong: không một cá nhân nào lại muốn con mình học với một người gia sư với tác phong xuề xòa, không một học viên nào muốn học với một gia sư ăn mặc không lịch sự, không ra dáng “người lái đò” cả. Tác phong nghiêm tục, lịch sự, sạch sẽ luôn là cái đập và mắt của người đối diện là đầu tiên. Người ta thường nói “ quan trọng nhất vẫn là cái nhìn đầu tiên”, khi có được thiện cảm với phụ huynh hay học viên thì mọi việc tiếp theo đó sẽ tốt đẹp hơn.
Về kiến thức: buổi đầu tiên khi đến gặp họ, các bạn phải là người chủ động đưa ra giấy giới thiệu, những bằng cấp (nếu có) để chứng minh cho họ thấy bạn là người có kiến thức. Bạn hãy chuẩn bị cho mình kỹ kiến thức đang có, nếu lỡ phụ huynh hoặc học viên có hỏi thì bạn sẽ dễ dàng trả lời (đừng nên tự tin quá về kiến thức mình đang có, hãy chuẩn bị thật ky lưỡng).
Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh: điều này giúp bạn biết được trình độ kiến thức của học sinh đang nằm ở đâu, như vậy bạn sẽ có phương án soạn giáo án và phương pháp dạy phù hợp.
Buổi đầu tiên hãy làm quen với học sinh, học viên: tìm hiểu sơ về tính cách, sở thích… cùng giao lưu để cả thầy và trò hiểu hơn một chút. Để sau này trong quá trình học tập sẽ không gặp nhiều trở ngại.
Kinh nghiệm gia sư trong quá trình giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy, gia sư cần chú ý:
- Trong quá trình giảng dạy, mỗi buổi học nên đánh giá được kết quả học tập của học viên có tiến bộ hay không, nếu không thì có phương án giảng dạy khác phù hợp hơn;
- Cố gắng tạo môi trường học thoải mái, không gây áp lực đối với học viên;
- Thường xuyên có bài kiểm tra kiến thức, để kiểm tra xem quá trình học tập của học viên có tiến bộ hay không;
- Nếu học viên có những biểu hiện không hợp tác thì hãy trao đổi thẳng với phụ huynh học sinh;
- Không nên la mắng những học sinh nhỏ, hãy kiên trì và kiên nhẫn, vì ở độ tuổi như vậy chúng rất khó tập trung;
- Giữa khóa và cuối khóa nên báo cáo tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh;
- Giữ liên hệ thường xuyên với phụ huynh, như vậy sẽ tạo được niềm tin cho phụ huynh, phụ huynh tin tưởng bạn là người giáo viên, gia sư có tâm.
Đây là những kinh nghiệm tôi chia sẻ đến cho các bạn, chúc các bạn có trải nghiệm tốt và thành công trọng sự nghiệp gỉang dạy!
*** Tham khảo thêm: Top 10 trung tâm gia sư uy tín tphcm
Võ Thị Ngọc Linh